
Đối với những người cần sự yên tĩnh để tập trung làm việc, học tập hay cần nghỉ ngơi sau những căng thẳng trong ngày, cần được nghỉ ngơi và cách ly bởi những âm thanh khó chịu xung quanh. Trên thị trường có nhiều sản phẩm nút bịt tai chống ồn với nhiều mẫu mã và giá thành để bạn lựa chọn theo nhu cầu của mình. Bạn cũng có thể tự làm đột bịt tai chống ồn tại nhà để sử dụng hoặc tặng cho người thân, bạn bè. Từ những dụng cụ đơn giản và dễ dàng tìm kiếm, ngay sau đây Bảo hộ Long Châu sẽ gửi đến bạn cách làm nút bịt tai chống ồn tại nhà!
Nội dung bài viết:
-
Cách làm đồ bịt tai chống ồn
- Phương pháp 1: Cách làm nút bịt tai chống ồn theo khuôn tai
- Phương pháp 2: Làm nút bịt tai bằng giấy vệ sinh
- Phương pháp 3: Làm nút bịt tai bằng các viên bông
- Kết
Cách làm đồ bịt tai chống ồn
Từ những nguyên vật liệu và những dụng cụ quen thuộc chúng tôi sẽ chỉ bạn cách làm đồ bịt tai đơn giản. Những nguyên liệu đó là gì và được vận dụng ra sao thì ngay sau đây xin mời quý quý bạn đọc cùng tìm hiểu trong phần sau đây!
Phương pháp 1: Cách làm nút bịt tai chống ồn theo khuôn tai
- Bước 1: Mua một bộ vật liệu nút bịt tai
Bộ vật liệu này giúp bạn tạo ra nút bịt tai của riêng mình, giúp vừa kích thước khuôn tai và mang lại hiệu quả chống ồn và giúp tai dễ chịu hơn.
Bạn có thể mua bộ làm nút bịt tai tại các cửa hàng hoặc đặt hàng trên mạng.
- Bước 2: Tách các vật liệu.
Bộ làm nút bịt tai có 2 loại vật liệu và màu sắc khác nhau được đóng gói riêng.Bộ làm nút bịt tai gồm có hai loại vật liệu với 2 màu khác nhau và được đóng gói riêng trong một bộ. Bạn hãy lấy từng vật liệu ra và bẻ mỗi mẩu làm hai phần bằng nhau.
- Bước 3: Trộn chung hai mẫu vật liệu khác màu.
Tiếp theo, bạn sẽ cần trộn hai vật liệu có màu sắc khác nhau để tạo vật liệu làm nút bịt tai. Lấy một mẩu xốp của mỗi màu trộn với nhau trong vài phút đến khi được một hỗn hợp có một màu đồng nhất
- Bước 4: Nhét mẩu xốp vào tai.
Ngay sau khi các vật liệu được trộn đều, nhét mỗi tai một mẫu và ấn mẩu xốp vào tai vừa đủ để chặn âm thanh, bước này tương tự như cách bạn đeo các loại nút bịt tai khác.
Các nút bịt tai này phải mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, không quá chặt cũng không quá lỏng.
- Bước 5: Để yên các mẫu xốp trong tai 10 phút.
Để nút bịt tai như vậy trong 10 phút. việc này sẽ giúp các mẫu xốp khô đi và giữ nguyên hình dạng. Sau khi lấy chúng ra khỏi tai, bạn sẽ có một cặp nút bịt tai được làm theo đúng khuôn tai của bạn
Phương pháp 2: Làm nút bịt tai bằng giấy vệ sinh
Đây là phương pháp chỉ nên sử dụng khi không có lựa chọn nào khác, không nên dùng thường xuyên vì những mẩu giấy có thể dính vào trong tai gây ra nhiễm trùng.
Không nên đeo nút bịt tai khi đi ngủ
- Bước 1: Vo vài tờ giấy vệ sinh.
Lấy hai mảnh giấy vệ sinh vo lại thành hai viên tròn nhỏ. Các viên giấy phải đủ to để lấp kín ống tai, nhưng không quá to để không thể nhét vào ống tai
- Bước 2: Làm ẩm các viên giấy
Làm ẩm các viên giấy. Cầm các viên giấy vệ sinh dưới tia nước chảy nhỏ trong vài giây để làm ẩm toàn bộ viên giấy. Vắt bớt nước sao cho chúng chỉ còn hơi ẩm
Nếu ẩm quá bạn có thể dùng thêm 1 chút giấy vệ sinh nữa.
- Bước 3: Nhét các viên giấy vệ sinh vào hai tai.
ở bước này bạn nhét giấy vệ sinh vào ống tai xem chúng có vừa không, nếu các viên giấy này không vừa và khiến bạn không thoải mái, bạn cần phải điều chỉnh thêm hoặc bớt giấy.
- Bước 4: Vứt bỏ các nút tai làm bằng giấy vệ sinh sau khi lấy ra khỏi tai.
Tuyệt đối không sử dụng lại các nút bịt tai này để tránh nhiễm trùng tai. Bạn hãy vứt chúng đi ngay sau khi lấy ra khỏi tai.
Nếu cần một cặp nút tai khác, bạn có thể dùng các mảnh giấy vệ sinh mới để làm lại.
Phương pháp 3: Làm nút bịt tai bằng các viên bông
- Bước 1: Mua một túi viên bông y tế.
Các viên bông có nhiều kích thước, nhưng bạn có thể mua túi bông có 100 viên với giá chưa đến 100.000 VNĐ bán ở hiệu thuốc. Chọn các viên bông gòn cỡ trung bình thay vì loại quá to.
Bạn có thể mua bông vô trùng hoặc không vô trùng
- Bước 2: Rửa tay.
Điều quan trọng là tay bạn cần phải sạch trước khi cầm vào bông để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong ống tai
Dùng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm để rửa tay. Sau cùng hãy lau khô tay bằng khăn sạch.
- Bước 3: Dứt một mẩu bông nhỏ và vo tròn như viên bi.
Viên bông này phải vừa với ống tai một cách thoải mái.
- Bước 4: Bọc viên bông trong màng bọc thực phẩm.
Dùng màng bọc có độ co giãn và không bị dính. Cắt màng bọc thực phẩm vừa đủ để bọc kín viền bông, không để thừa quá nhiều. Việc này để ngăn không cho các sợi bông lọt vào ống tai, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Lưu ý nếu sử dụng kéo để cắt màng bọc thực phẩm hãy dùng kéo sạch và được diệt khuẩn.
- Bước 5: Thử xem các nút bịt tai đã vừa chưa.
Nhét viên bông đã bọc vào trong ống tai xem có vừa không, chú ý xem nó có thoải mái khi cho vào tai không
Nút vừa khít nhưng không quá chặt hay làm căng tai. Nếu thấy lỏng hãy chỉnh lại kích thước bông bằng cách thêm hoặc bớt bông
- Bước 6: Buộc phần thừa của màng bọc.
Sau khi đã thử nút bịt tai và điều chỉnh kích cỡ các viên bông cho vừa tai, hãy lấy sợi chun nhỏ buộc quanh phần thừa của màng bọc.
- Bước 7: Thử đeo nút bịt tai.
Nếu bạn định dùng nút bịt tai ban ngày, hãy thử đeo trong quán cà phê hoặc nhà hàng nào đó nhộn nhịp ồn ào. Như vậy bạn sẽ biết những chiếc nút bịt tai có hiệu quả ngăn tiếng ồn đến mức nào.
Nếu bạn định đeo nút bịt tai đi ngủ, hãy thử chợp mắt một chút để thử. Nếu thường nằm nghiêng, bạn có thể phải điều chỉnh kích thước của nút bịt tai bị ép xuống gối.
- Bước 8: Thay nút bịt tai sau mỗi tuần.
Vật liệu của nút bịt tai là bông gòn nên không làm sạch được. Bạn nên thay nút tai bằng bông mới sau mỗi 5-7 ngày để ngăn ngừa vi khuẩn từ ráy tai hoặc dầu tích tụ trong ống tai vốn có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Cất nút bịt tai trong vật đựng sạch.
Kết
Vừa rồi là 3 cách làm đồ bịt tai chống ồn đơn giản và hiệu quả tại nhà để bạn có thể thực hiện. Chúc các bạn thành công nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- ĐỒ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LONG CHÂU
- Tp.HCM: 55C – Đường 24 – Linh Đông – Thủ Đức
- Add: KP.LK3 – P.Tam Phước – Tp.Biên Hòa – T.Đồng Nai
- Hotline: 0879 76 3939
- Email: Longchau.bhld@gmail.com
- Web: https://baoholongchau.com