
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, trung bình cứ 3 phút sẽ có 1 ca tử vong vì bị đột quỵ. Vậy tại sao lại bị đột quỵ, nguyên nhân do đâu và làm cách nào để có thể phòng tránh được, hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có thể tìm được giải pháp cho tình trạng này.
Nội dung bài viết:
- Đột quỵ là gì?
-
2. Tại sao lại bị đột quỵ?
- 2.1 Những yếu tố không thể thay đổi là yếu tố nào?
- 2.2 Do các bệnh lý
- 3. Dấu hiệu đột quỵ
-
4. Cách phòng tránh đột quỵ
- 4.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- 4.2 Tập thể dục mỗi ngày
- 4.3 Giữ ấm cơ thể
- 4.4 Không hút thuốc lá
- 4.5 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Kết luận
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ ( tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị thương tổn do thiếu oxy, không đủ các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng tế bào. Trong vài phút nếu cơ thể không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết
Vì thế mà những người đột quỵ cần phải được cấp cứu tức thời, thời gian càng lâu, số lượng tế bào não chết đi càng nhiều, các tế bào não chết càng nhiều càng ảnh hưởng đến khả năng vận động và tư duy của người bệnh, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ đều có sức khỏe cực kỳ yếu, mắc phải các di chứng như tai biến, tê liệt, cơ thể yếu đi một phần, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não
Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Tình trạng này xảy ra làm cho các cục máu đông bị tắc nghẽn tại động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông. Đây là tình trạng xảy ra rất nhiều, chiếm 85% tổng số các ca bị đột quỵ.
- Đột quỵ do xuất huyết: Khi các mạch máu đến não bị vỡ sẽ làm cho máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não, nguyên nhân khiến mạch máu vỡ do thành động mạch mỏng và yếu, xuất hiện các vết nứt và rò rỉ dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải tình trạng thiếu não thoáng qua, thường gọi là tình trạng đột quỵ nhỏ. Dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời, người bệnh sẽ có những triệu chứng như đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng trong vài phút. Dấu hiệu cảnh báo của nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào, vì vậy mà người bệnh cần lưu ý.
2. Tại sao lại bị đột quỵ?
Nguyên nhân tăng nguy cơ bị đột quỵ có thể bao gồm các yếu tố về bệnh lí, các yếu tố không thể thay đổi.
2.1 Những yếu tố không thể thay đổi là yếu tố nào?
Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp tình trạng đột quỵ. Nhưng đối với những người lớn tuổi thì nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn so với những người còn trẻ. Kể từ mức 55 tuổi, cứ cộng thêm 10 năm thì nguy cơ mắc phải tình trạng đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
Giới tính: Theo thống kê thì nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bệnh đã từng bị đột quỵ, thì những người thân trong gia đình cũng có nguy cơ cao hơn người bình thường.
Chủng tộc: Những người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn những người da trắng.
2.2 Do các bệnh lý
Tiền sử đột quỵ: Những người có tiền sử đã bị đột quỵ thì có nguy cơ cao hơn trong lần tiếp theo, đặc biệt là trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài trong khoảng 5 năm và sẽ giảm dần theo thời gian.
Đái tháo đường: Biến chứng nặng nhất của bệnh đái tháo đường là đột quỵ, do vậy mà các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có khả năng tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tim mạch: Các bệnh lý về tim mạch làm tăng khả năng bị đột quỵ của người bệnh, đột tử do nhồi máu cơ tim.
Cao huyết áp: Những người có tiền sử bệnh cao huyết áp thì khi bị cao huyết áp có thể tăng sức ép lên thành động mạch, hình thành các cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Nếu có tiền sử bệnh cao huyết áp bạn có thể khám huyết áp định kỳ để kiểm soát được tốt tình trạng đột quỵ do nguyên nhân này.
Mỡ máu: Cholesterol trong máu tăng cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân hay béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp, mỡ máu và tim mạch, vì vậy mà cũng có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Hút thuốc: Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc có khả năng bị đột quỵ cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Bởi vì trong khói thuốc có khả năng làm tổn thương các thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ vỡ động mạch. Ngoài ra thuốc lá còn gây hại cho phổi, khiến tim phải làm việc nhiều hơn gây nên nguy cơ tăng huyết áp.
Lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh: việc ăn uống không điều độ, không cân bằng các nhóm dưỡng chất, lười vận động cũng là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra một vài trường hợp đột quỵ do có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích hoặc do uống quá nhiều rượu bia.
3. Dấu hiệu đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ thường xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực, tê cứng mặt hoặc nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
- Cử động tay chân khó khăn, tê liệt cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng lúc.
- Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị ngọng, dính chữ. Người bệnh có thể test bằng cách nói theo những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì có thể người bệnh đó đang có những dấu hiệu của bệnh đột quỵ.
- Chóng mặt, hoa mắt và người thường bị mất cân bằng, không phối hợp được các hoạt động thực hiện.
- Thị lực giảm sút, khiến mắt mờ và không thể nhìn rõ
- Đau đầu dữ dội, các cơn đau diễn ra rất nhanh và có thể gây buồn nôn
Người bị đột quỵ có thể gặp phải một số dấu hiệu trên tùy theo thể trạng sức khỏe của mỗi người. Những người bệnh có thể gặp tình trạng thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống như bị đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Cơn thiếu máu thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ xuất hiện, có thể trong vòng vài ngày hoặc vài tháng sắp tới.
Bạn cần lắng nghe cơ thể vì những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh, khi thấy các dấu hiệu này bạn cần chủ động tìm đến các bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Thời điểm “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút chậm trễ, mức độ tổn thương hệ thần kinh càng nghiêm trọng.
4. Cách phòng tránh đột quỵ
4.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu là những nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ. Do vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế các bệnh lý này cũng giống như việc bạn đang xây những viên gạch cho lớp tường bảo vệ cơ thể tránh khỏi các nguy cơ bị đột quỵ Một chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm các loại thực phẩm như:
- Rau, củ, các loại đậu, ngũ cốc
- Ăn các loại thịt đỏ, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh.
- Hạn chế uống các loại nước có ga đóng chai, ăn nhiều đồ ngọt và các thực phẩm nhiều đường.
- Uống nhiều nước lọc, sữa đậu nành và nước trái cây.
4.2 Tập thể dục mỗi ngày
Việc tập thể dục có thể tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường sức khỏe tim mạch. Việc tập thể dục 20 phút mỗi ngày, trong 4 lần một tuần sẽ là giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, các bệnh lý dẫn đến đột quỵ.
4.3 Giữ ấm cơ thể
Cơ thể nhiễm lạnh có thể làm cho người bệnh tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt với những người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa hay trong mùa đông thì càng cần thiết hơn.
4.4 Không hút thuốc lá
Thuốc lá là một tác nhân làm tăng khả năng bị đột quỵ, hơn nữa những người hít phải khói thuốc cũng gây hại cho sức khỏe ngang bằng người hút. Nếu bỏ thuốc là vòng từ 2-5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ giảm xuống ngang với người chưa bao giờ.
4.5 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp để có thể phòng tránh.
Với những người mắc các bệnh lý về đái tháo đường, tim mạch và mỡ máu, việc đi khám sức khỏe định kỳ có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt qua mức nguy hiểm gây nên đột quỵ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết và phòng tránh bệnh tốt nhất đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, nhờ đó mà có thể có phương pháp điều trị đạt kết quả tốt.
Kết luận
Vừa rồi là nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh đột quỵ, nếu đã biết được lí do tại sao lại bị đột quỵ và biết nên làm những điều gì để có thể phòng tránh tình trạng nguy hiểm này xảy ra thì bạn đã có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ xuống 40 %, việc còn lại là chỉ cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ cũng như xây dựng chế độ sống lý tưởng để tình trạng nguy hiểm này không có cơ hội xảy đến.
Bài tham khảo https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dot-quy-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-cach-phong-tranh/
Bài đăng được biên tập bởi Thanh Nhàn